Fear & Greed

アップデート済
-Thị trường nào cũng thế, tất cả điều do con người làm ra. Và con người thì ai cũng giống nhau trên phương diện tình cảm, cho dù họ có khác màu da hay tiếng nói. Thị trường phần lớn được chi phối bởi hai lực: Fear & Greed. Trong chúng ta, ai cũng có hai lực này trì kéo. Khi sợ vì đã thua, người ta sẽ không dám mua cho dù đó là một cơ hội rất tốt để mua. Khi tham thì không ai muốn bán cho dù trong thâm tâm của họ, với kinh nghiệm đời chồng chất, dạy cho họ rằng đây là một cơ hội tốt để chạy, nhưng người ta sẽ không chạy vào thời điểm đó. Tất cả chỉ vì cái Sợ & Tham. Thành ra, khi nhìn thị trường dưới con mắt đó thì cho dù anh là Mỹ hay Tàu… gì đi nữa tất cả đều nằm trong cơn lốc xoáy của chữ Sợ & Tham mà thôi.

- FEAR là Sợ hãi: Khi giá xuống quá nhanh, hoặc là bị cắt lỗ bởi margin call, cháy tài khoản, hoặc là phải tự cắt lỗ vì không thể ôm thêm được nữa... Lúc này hành vi của thị trường khá dễ đoán, giống như khi cháy nhà, ai cũng sẽ tìm đường thoát thân,… lúc đó bán tháo mọi tài sản, không cần biết giá trị thực như thế nào. Con người là động vật có cảm xúc nên khi đang ôm trạng thái lỗ, anh sẽ trải qua cảm giác căng thẳng tinh thần, ai cũng sẽ có ngưỡng chịu đựng của riêng mình, tới một thời điểm, khi mà sự đau khổ là quá sức chịu đựng, lúc đó anh sẽ tìm mọi cách để làm sao cho nỗi khổ không còn nữa… kết quả là chấp nhận thất bại và bán ra cắt lỗ, thói đời là sau thời điểm đó thì giá lại dừng lại, tạo đáy và tăng trở lại, ai đã từng trải qua cảm giác cắt lỗ đúng đáy chắc sẽ hiểu rất rõ cảm giác này.

- GREED là Tham lam: là động lực rất lớn, vào nhiều thời điểm nó là động lực DUY NHẤT làm thị trường chạy. Khi thị trường ở điểm cao trào của cảm xúc, phân tích cơ bản có thể không còn bất kỳ nghĩa lý gì. Có thể, tin ra là tín hiệu ban đầu làm cho giá đi lên, nhưng sau đó, khi Trader nhảy vào Buy, quét một loạt cắt lỗ của phe Short, làm giá tăng tiếp nữa, sau đó giá tạo ra hiệu ứng vòng lặp, tại thời điểm đó, Trader không còn vào lệnh dựa trên TIN TỨC nữa, mà dựa trên GIÁ, ta vào mua vì ta thấy giá lên nhanh và mạnh quá, chứ không phải vì tin ra tốt hay xấu. Khi ta thấy giá tăng mạnh và ta không kịp vào, tâm lý FOMO sẽ ảnh hưởng tới khả năng đánh giá của ta, ta sợ bị bỏ lỡ cơ hội tốt, ta sẽ phải vào bằng mọi giá, dù lúc đó giá đã quá cao. Tâm lý sợ bỏ lỡ sẽ làm ta chấp nhận rủi ro quá cao. Và thường là sau khi cả thị trường lao vào thì cũng là lúc giá tạo đỉnh và sập.

-Đối với Fear & Greed thì anh không bao giờ bỏ nó đi được vì nó đã được quy định trong gen qua hàng ngàn năm tiến hoá của loài người, chỉ ráng kiềm nó thôi. Mà muốn được như thế anh phải tự biết mình. Anh phải tự học về những cái thua và thắng của mình. Học đến lúc anh sẽ phân biệt được tại sao anh thắng và tại sao anh thua?

-Trong Trading có nhiều việc ngoài tầm kiếm soát của anh, nhưng những gì anh làm được thì nên làm. Việc đầu tiên của Trading là viết nhật ký giao dịch. Anh viết về lối phân tích của anh TRƯỚC & SAU khi anh mua bán. Anh cứ làm như thế mỗi lần mua bán. Dần dần anh sẽ thấy được cái hay và cái dở của chính mình. Anh sẽ thấy anh “Fear - nhát” đến đâu, và anh cũng sẽ thấy anh “Greed - dở” đến đâu. Anh trade lâu thì anh sẽ thấy rỏ cái tánh của mình thêm. Khi thấy được cái Fear & Greed của mình thì lúc đó anh mới tiến được. Đến một lúc nào đó khi nhìn Chart Formation (mô hình trên biểu đồ) là anh nhớ đến lỗi xưa. Khi thấy được cái này thì cái thua sẽ giảm dần đi, và từ từ anh sẽ gở lại số tiền đã thua. Trading là thế đó. Chứ không phải ai có phép tắc gì để thấy được tương lai.

-Trading thật ra là một mind game. Mind game là vì người chơi với người. Người với người thì làm sao anh đoán được, đúng hông? Anh có bao giờ yêu chưa? Có nghe câu thơ “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn” hông? Đó cũng là a mind game. Trading cũng thế. Trong tình yêu thì có Thương & Hận; trong Trading thì có Fear & Greed. Và anh sẽ bị hai cực điểm này trì kéo cho đến khi anh hiểu mình để không bị chi phối nữa. Thì lúc đó sát xuất thắng của anh sẽ cao hơn hiện tại.

-Nếu như nói không ngoa thì Fear & Greed có thể tượng trưng cho hai cực của thị trường; đó là Đáy-Bottom và Đỉnh-Top. Người ta mua ở Đỉnh đó chính là do Lòng tham, còn khi chúng ta bán ở Đáy là do Nỗi sợ.

- Lòng tham xuất phát từ những người ban đầu lưỡng lự, khi thấy giá tăng dần lên và họ bắt đầu tham gia. Giá càng tăng thì số người tham gia càng đông, và mọi người phải mua với giá cao hơn trước. Lúc này sự hưng phấn khi kiếm lời dễ dàng đã làm người ta mất cảnh giác. Những người mua sau cùng, lúc này chỉ mua bằng cảm tính hơn là lý trí. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi giá cả mà người bán đưa ra và đôi lúc giá họ mua cao hơn GIÁ TRỊ. Thế là cuộc vui bắt đầu kết thúc trong đau thương.

-Nỗi sợ cũng diễn ra với cùng một diễn biến tâm lý như trên, nhưng theo chiều ngược lại. Cho đến lúc người ta mất hết sự kiên nhẫn. Nỗi đau mất tiền ngự trị. Lúc này người bắt đầu bán với giá thấp hơn GIÁ TRỊ.

-Trong trading, rất nhiều người đã cố công tìm Đáy-Bottom và Đỉnh-Top cũng là hai cực của Fear & Greed, chúng thường xuất hiện vào những lúc anh không ngờ nhất, và chỉ SAU KHI xuất hiện rồi thì anh mới biết đó là Đáy hay Đỉnh. Từ lúc thị trường tài chánh được trao đổi mua bán đến nay cũng ít gì hơn 100 năm. Trong khoảng thời gian dài hơn một thế kỹ này đã có không biết bao nhiêu nhân tài bỏ công, bỏ sức ra đi tìm hai cực này. Tất cả đều là vô vọng. Hai điểm đó đại diện cho hai thái cực tận cùng của LÒNG THAM và NỖI SỢ trong Market. Anh có thể may mắn kiếm được nó một vài lần trong cuộc đời Trading của mình, nhưng đừng nghĩ là anh có thể sống trong thị trường bằng cách đi kiếm hai điểm này, tuyệt nhiên không có cách nào để anh lặp lại may mắn đó thêm nữa.

- Không ai có thể bắt đáy và đỉnh của biểu đồ giá. Đỉnh và đáy chỉ xuất hiện khi giá đi qua chúng. Khi đi qua đáy mới biết đó là đáy, khi đi qua đỉnh mới biết đó là đỉnh. Anh chỉ cần biết vùng đỉnh đã hình thành, vùng đáy đã xuất hiện. Trong dài hạn, anh không cần mua đáy bán đỉnh mà chỉ cần khúc giữa là Đủ giàu rồi. Và cứ làm Được vậy Hoài thì trên đời không ai giàu bằng mình, chứ đừng mong "mua tận gốc bán tận ngọn". Trên thị trường không có mấy ai làm được việc đó. Thành ra mình nên chấp nhận với một số tiền lời nào đó, và như thế là hạnh phúc rồi.

P/S: Phóng tác theo anh Vietcurrency.
ノート
スナップショット
Beyond Technical Analysis

免責事項