𝑻𝒐̂̉𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒄𝒐̛ 𝒃𝒂̉𝒏: - Trong tuần trước, giá vàng quốc tế tiếp tục đà tăng phục hồi từ mức 1.754 USD/oz lên mức 1.794 USD/oz do các nhà đầu tư lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái sẽ khiến FED phải kết thúc chu kỳ tăng lãi suất hiện hành. Tuy nhiên, thông tin thị trường lao động Mỹ được công bố cuối tuần này bất ngờ tích cực hơn nhiều so với dự kiến và kỳ trước, giúp xoa dịu nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ, đẩy giá vàng xuống 1.764 USD/oz và sau đó đóng cửa ở mức 1.775 USD/oz. - Hiện chiến sự Nga- Ukraine vẫn còn diễn biến phức tạp; các lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây đối với Nga sẽ ngày càng gia tăng; trong khi Trung Quốc mới chỉ nới lỏng một phần chính sách zero-COVID. Do đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa được cải thiện nhiều, có thể vẫn sẽ tiếp tục đẩy giá nhiều loại hàng hóa gia tăng, gây áp lực tăng lạm phát ở nhiều quốc gia, không chỉ khiến FED, mà nhiều ngân hàng trung ương khác cũng phải tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát. - Tuần này, Mỹ sẽ công bố chỉ số CPI tháng 7 dự kiến tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi tăng 9,1% trong tháng 6. Nếu chỉ số này tăng mạnh hơn dự kiến và kỳ trước, chắc chắn FED sẽ tăng thêm 75 điểm phần trăm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 tới, gây bất lợi cho giá vàng. Ngược lại, nếu CPI tháng 7 giảm mạnh hơn dự kiến, FED có thể chỉ tăng khoảng 25- 50 điểm phần trăm lãi suất, sẽ tác động tích cực đến giá vàng. - Tuy nhiên về dài hạn, áp lực lạm phát càng tăng, trong khi việc tăng lãi suất của FED cũng đã gần đến cuối chu kỳ, sẽ tác động tích cực đến giá vàng. 𝑻𝒐̂̉𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒌𝒚̃ 𝒕𝒉𝒖𝒂̣̂𝒕: - Xét cho biểu đồ ptkt D1,H4, vùng 1750 sẽ là mức hỗ trợ tốt cho giá vàng ngắn hạn, nếu vùng hỗ trợ này bị phá vỡ, vàng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm tính cho chart D1. Trường hợp duy trì trên mức 1750 vàng khả năng tiếp tục tìm lên chinh phục ngưỡng cản tròn 1800.