Tâm điểm tác động đến giá Dầu hôm nay là cuộc họp của OPEC thường kỳ. Theo các thông tin được biết OPEC+ nhiều khả năng sẽ không có bất kỳ kế hoạch nào để thay đổi chính sách nguồn cung dầu hiện tại, có thể sẽ vẫn gia hạn các chính sách cắt giảm sản lượng theo cuộc họp trước đó.

Các nguồn tin giấu tên của Bloomberg cho biết một phần của việc cắt giảm sản lượng dầu hiện tại chỉ bắt đầu vào đầu tháng 1, vì vậy OPEC+ sẽ cần thêm thời gian để xem xét và đánh giá tác động của việc cắt giảm sản lượng đối với cân bằng thị trường.

Các thành viên OPEC+ đã quyết định tự nguyện cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày khỏi sản lượng của nhóm trong quý này, mặc dù phần lớn trong số đó là việc cắt giảm sản lượng đã có hiệu lực, bao gồm việc cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày của Ả Rập Xê-út.

Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói rằng, việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể kéo dài đến sau tháng 3 năm 2024 nếu thị trường yêu cầu.

Bộ trưởng năng lượng Ả Rập Xê-út cũng chỉ trích các nhà bình luận vì không hiểu thỏa thuận sản lượng và cho rằng điều này sẽ thay đổi một khi “mọi người nhìn thấy tính thực tế của thỏa thuận”.

Cả Ả Rập Xê-út và Nga đều thông qua các hãng khai thác dầu mỏ hàng đầu của họ, cho biết rằng OPEC+ sẵn sàng gia hạn hoặc tăng cường cắt giảm sản lượng dầu nếu cần.

Về phần mình, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tháng trước cũng nhấn mạnh rằng, tập Nga sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung và cắt giảm sâu hơn sản lượng dầu trong quý 1 năm 2024 để tránh biến động và đầu cơ trên thị trường.

Các nhà phân tích sẽ theo dõi sát tất cả các quyết định và suy đoán của OPEC+ trong năm nay vì họ cho rằng phần lớn nguyên tắc cơ bản và cân bằng của thị trường dầu mỏ sẽ phụ thuộc vào chính sách quản lý nguồn cung của nhóm trong quý đầu tiên của năm và trong thời gian còn lại của năm 2024.

Đánh giá:

Có thể thị trường đã gần như dự đoán được hành động của OPEC+ trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang chậm lại, dù đã thoát được khỏi suy thoái nhưng tăng trưởng vẫn còn chậm. Trong khi đó bối cảnh các cuộc xung đột vẫn đang leo thang vẫn còn kéo dài đang làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và khiến cho chi phí vận tải tăng cao hơn.

Do vậy, việc OPEC+ duy trì chính sách cắt giảm sản lượng có thể sẽ còn kéo dài, ít nhất là đến hết mùa đông năm nay. Việc duy trì cắt giảm sản lượng nằm trong dự tính khi nhu cầu toàn cầu chững lại.

Khi thị trường đã đánh giá được toàn bộ các khả năng có thể xảy ra thì có thể sau cuộc họp lần này giá dầu sẽ không biến động quá mạnh.

Sau cuộc họp vừa rồi của Fed, thị trường đã có được bức tranh hiện tại về viễn cảnh chính sách thắt chặt vẫn sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Do vậy, động lực hỗ trợ đồng USD tăng có thể sẽ vẫn còn và điều này sẽ gây áp lực lên giá dầu.

Fed giữ nguyên lãi suất

Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã nhất trí giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang lần thứ tư liên tiếp. Lãi suất hiện tại trong khoảng 5,25 % – 5,5%, cao nhất trong gần 23 năm.

FOMC cho biết họ chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất khi lạm phát vẫn vượt mục tiêu của ngân hàng trung ương. Ủy ban cho rằng việc cắt giảm lãi suất chỉ phù hợp khi họ có niềm tin vững vàng rằng lạm phát đang giảm về mức mục tiêu một cách bền vững.

Trước cuộc họp, thị trường kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 cũng là thời điểm có thể bắt đầu chu kỳ nới lỏng. Song, các thành viên của FOMC đã thể hiện thái độ thận trọng hơn, cảnh báo rằng họ thấy không cần phải hành động vội vàng.

Cùng với 11 lần tăng lãi suất, Fed đang giảm bớt quy mô bảng cân đối kế toán. Kể từ khi bắt đầu quá trình thắt chặt định lượng, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này đã sụt hơn 1.200 tỷ USD. Tuyên bố của FOMC cho thấy Fed sẽ tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán.

Tâm điểm trong tuần này tiếp tục là báo cáo lao động của Mỹ:

Những dự liệu việc làm gần đây đều cho ra những số tăng, cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ bất chấp lãi suất ở mức cao. Tuy nhiên, chart dưới đây cho thấy số người Mỹ hiện đang có 2 công việc trở lên ở mức kỷ lục là 8,6 TRIỆU người. Kể từ năm 2020, gần 2,6 triệu người đã đảm nhận thêm công việc. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, điều này cũng không xảy ra.

Theo đó, dự báo về thị trường lao động vẫn được duy trì ổn định với các tín hiệu tích cực hơn. Cho thấy sức khỏe kinh tế hiện tại vẫn đảm bảo được sự ổn định cho các chính sách thắt chặt hiện tại của Fed.

Đồng nghĩa với dự báo về xu hướng đồng Dollar index có thể sẽ vẫn được duy trì tăng trong bối cảnh hiện tại.

Nhận định giá Dầu

USD đang có dấu hiệu tăng trở lại có thể sẽ gây áp lực lên giá dầu, thể hiện qua biểu đồ đang điều chỉnh giảm. Giá giảm xuống dưới mốc 78 /thùng cũng đang báo hiệu xu hướng giảm điều chỉnh xuống mức dưới 73 /thùng có thể sẽ rõ ràng hơn và trong thời điểm này các kỳ vọng phục hồi của giá dầu do OPEC+ duy trì cắt giảm sản lượng có lẽ đã không còn được hỗ trợ nhiều nữa.

Chiến lược giao dịch:

Dự báo giá Dầu sẽ giảm xuống vùng dưới 73 /thùng.
Chiến lược ưu tiên hiện tại sell từ ngưỡng 76,5 – 77 /thùng, nếu giá tăng lên có thể bán lại từ ngưỡng 78 /thùng.
Kỳ vọng giá dầu sẽ giảm về mức 73 /thùng và duy trì ở biên độ đi ngang nhiều phiên tới.
Beyond Technical AnalysisFundamental AnalysisOilTrend AnalysisCrude Oil WTIWTI

免責事項