Hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong 26 tháng vào tháng 6 theo dữ liệu được công bố vào ngày thứ Sáu tuần trước. Với nền kinh tế Hoa Kỳ mạnh mẽ và cách tiếp cận kiên nhẫn của Cục Dự trữ Liên bang đối với việc cắt giảm lãi suất, trái ngược hoàn toàn với các ngân hàng trung ương lớn khác vốn ôn hòa hơn, cho phép đồng Dollar duy trì tính ổn định và mạnh hơn các loại tiền tệ lớn tương quan khác.
Đồng Dollar so với Yên Nhật vốn dĩ được hưởng lợi thế chênh lệch lãi suất mạnh. Ngoài ra, Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ Năm tuần trước đã bổ sung Nhật Bản vào danh sách theo dõi có thể được coi là quốc gia thao túng tiền tệ. Đây là một cảnh báo ngoại giao chống lại sự can thiệp của BOJ, do đó làm giảm đáng kể khả năng Nhật Bản thực hiện các hành động can thiệp. Giao dịch ngoại hối giảm bớt lo ngại về sự can thiệp của BOJ và sự mất giá của đồng yên sẽ có xu hướng tăng nhanh trở lại.
Trên biểu đồ hàng ngày, USDJPYkhông thay đổi về xu hướng chính gửi đến bạn đọc xuyên suốt các xuất bản số ra trước với xu hướng tăng chính từ kênh giá (a). Hiện tại, USD/JPY có đầy đủ các điều kiện về mặt kỹ thuật để tiếp tục tăng giá với hỗ trợ chính từ đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và một xu hướng ngắn hạn từ kênh giá tăng (b). Mức mục tiêu là đỉnh mọi thời đại chú ý với các bạn trong xuất bản trước đã gần như đạt được tại mức 160.236. Mức kỹ thuật này có thể coi là một kháng cự cho kỳ vọng điều chỉnh giảm trong ngắn hạn; trong khi đó thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang tiếp cận khu vực quá mua cho thấy dư địa tăng giá không còn nhiều. Trong ngày, xu hướng của USD/JPY sẽ không thay đổi với xu hướng hoàn toàn nghiêng về các trường hợp tăng giá. Tuy nhiên thì khả năng điều chỉnh vẫn có thể xảy ra nhưng sớm bị giới hạn bởi mức kỹ thuật 158.011 đóng vai trò là hỗ trợ gần nhất hiện tại. Các mức kỹ thuật cũng sẽ được chú ý lại như sau. Hỗ trợ: 158.406 – 158.011 Kháng cự: 160.236